top of page

Bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiện lợi, hợp phong thủy

Updated: May 28, 2020

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tiện lợi, hợp phong thủy

Việc bố trí phòng vệ sinh trong nhà ống cũng quan trọng không kém với việc sắp xếp phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào vừa tiện lợi mà lại hợp phong thủy? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Đặc điểm của thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

1.1 Diện tích nhà vệ sinh nhà ống hợp lý

Diện tích nhà ống thường không quá lớn nên phòng vệ sinh cũng chỉ khoảng chừng 3 – 4m2. Do đó, các bạn nên tính toán bố trí diện tích cho phù hợp. Có thể xê dịch diện tích thêm hoặc bớt tùy thuộc vào tổng thể diện tích mặt sàn cùng với nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình.

1.2 Cấu trúc của nhà vệ sinh trong nhà ống

Đối với những căn nhà ống có diện tích phòng vệ sinh từ 3 – 4m2 thì khi thiết kế có thể phân chia thành các khu vực như khu đặt bồn cầu, khu đặt bồn rửa, khu tắm đứng để tiện sử dụng.

Những khu vực khô ráo có thể chọn làm nơi lắp đặt bồn cầulavabo, còn khu vực để tắm thì chọn nơi ẩm ướt.

2. Lựa chọn vị trí bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

2.1 Bố trí nhà vệ sinh tại vị trí thoáng khí và thuận tiện cho việc đi lại

Cách bố trí hợp lý không phải dễ. Khi bố trí phòng vệ sinh các bạn nên chọn vị trí thoáng khí và thuận tiện cho việc đi lại. Ví dụ như các bạn muốn thiết kế phòng vệ sinh phục vụ cho nhu cầu sử dụng của 2 – 3 phòng ngủ ở trên tần thì có thể chọn vị trí tâm điểm để đặt phòng vệ sinh.

Một số nhà ống xéo vạt thì các bạn có thể chọn những khu vực góc thừa để đặt phòng vệ sinh, giúp tận dụng tối đa không gian mà lại làm cho nội thất căn nhà trông vuông vắn, hợp phong thủy.

Một trong các cách bố trí  bạn nên lưu tâm đó là hãy bố trí nhà vệ sinh các tầng dựa trên trục thẳng đứng để việc lắp đặt hệ thống điện và đường ống nước thuận tiện. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần rập khuôn theo cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống này mà có thể linh hoạt để đảm bảo phù hợp với không gian và mục đích sử dụng.

2.2 Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Một trong các cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống được khá nhiều gia đình áp dụng đó chính là xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Thông thường, dưới gầm cầu thang sẽ có một khoảng trống. Có một số gia đình tận dụng không gian này để đặt kệ tivi, nơi chứa đồ hoặc góc làm việc, nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, nếu chọn không gian dưới gầm cầu thang để thiết kế nhà vệ sinh hoặc giường ngủ thì cần chú ý về yếu tố phong thủy.

📷

Có thể bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhưng nên hạn chế

Chỉ nên thiết kế phòng vệ sinh dưới gầm cầu thang khi diện tích không gian nhà thực sự chật hẹp, bí bách. Còn nếu có thể hãy chọn vị trí tốt hơn để thiết kế nhà vệ sinh.

3. Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

3.1 Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Một trong các cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà bạn nên tránh đó là không đặt phòng vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà bởi nó có thể gây tổn hại tới đường tài vận của gia chủ. Nguyên nhân là bởi trung tâm ngôi nhà thuộc hành Thổ, còn nhà vệ sinh lại thuộc hành Thủy. Trong Ngũ hành thì Thổ khắc Thủy.

3.2 Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Sai làm mà nhiều gia đình gặp phải trong cách bố trí đó là thiết kế nhà vệ sinh với bồn cầu cùng hướng. Nếu thiết kế như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

3.3 Không thiết kế nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Các bạn cũng không nên thiết kế nhà vệ sinh đối diện với cửa chính bởi cách thiết kế này có thể làm gia chủ bị thất thoát tiền của và khiến nam thì thường bị mệt mỏi, nữ hay bị ốm vặt.

3.4 Nhà vệ sinh không được nằm trên phòng ngủ

Khi thiết kế nhà ở cũng không nên thiết kế nhà vệ sinh nằm ở trên phòng ngủ vì có thể sẽ khiến người sống trong phòng ngủ ấy gặp các vấn đề xấu về sức khỏe.


Không nên bố trí nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ

3.5 Không bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Đại kị trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống chính là để nhà vệ sinh nằm gần với phòng thờ. Phòng thờ chính là nơi linh thiêng trong khi nhà vệ sinh lại là nơi ô uế, nhiều tạp chất. Nếu hai nơi này đặt cạnh nhau sẽ khiến cho sự tôn nghiêm của phòng vệ sinh bị tổn hại.

3.6 Không thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang

Các bạn có thể để nhà vệ sinh nằm ở cạnh hàng lang. Nhưng không nên để nhà vệ sinh nằm ở cuối hành lang. Đây là một đại kị trong phong thủy nhà vệ sinh. Nếu cố tình thiết kế nhà vệ sinh ở cuối hành lang có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là gia đình có người già và trẻ em.

4. Những mẹo tạo cảm giác nhà vệ sinh rộng hơn

4.1 Chọn gạch ốp sáng màu

Khi chọn gạch ốp nhà vệ sinh các bạn nên chọn gạch sáng màu. Đặc biệt là với nhà vệ sinh nhỏ hẹp để giúp không gian trông thoáng và rộng hơn.

4.2 Dùng giấy dán tường tạo cảm giác tươi mới

Các bạn cũng có thể sử dụng giấy dán tường. Ví dụ loại giấy dán 3D để trang trí phòng vệ sinh, vừa giúp tường sạch sẽ lại tạo chiều sâu cho ngôi nhà.

4.3 Dùng gương lớn để nới rộng diện tích nhà vệ sinh nhà ống

Sử dụng những tấm gương lớn trong nhà vệ sinh của nhà ống. Nó sẽ giúp không gian trông rộng rãi và thoáng đãng hơn.

📷

Có thể lắp đặt gương lớn trong phòng vệ sinh

4.4 Tận dụng góc của nhà vệ sinh

Các bạn có thể tận dụng các góc trong nhà vệ sinh. Để đặt bồn rửa tay, bồ tắm đứng hay các kệ đựng đồ để tiết kiệm không gian. Đây là cách bố trí nhà vệ sinh rất hữu hiệu.

4.5 Tiết kiệm diện tích sàn

Muốn tiết kiệm được diện tích sàn cho nhà vệ sinh trong nhà ống các bạn có thể gắn các kệ, móc, tủ treo hoặc âm tường trên cao.

4.6 Lựa chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất

Những mẫu bồn rửa dài và hẹp nằm phân cách với mặt đất sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian. Đồng thời tận dụng khoảng không ở phía dưới để đặt các tủ đựng đồ.

Trên đây là các cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tốt nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn có được phòng vệ sinh đẹp, tiện dụng và hợp phong thủy.

Xem thêm:

4 views0 comments
bottom of page